Kiến thức tổng quan về niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp chỉnh sửa và sắp xếp các răng bị hô móm, lệch lạc,…được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới. Để đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết dành riêng cho người niềng răng thẩm mỹ nhé!

Niềng răng thẩm mỹ hay còn gọi là chỉnh hình răng mặt là kỹ thuật chỉnh nha bằng cách dùng các khí cụ để di chuyển các răng lệch lạc, hô, móm hoặc thưa vẩu vào đúng vị trí thích hợp trên cung hàm, điều chỉnh khớp cắn đúng. Niềng răng giúp mọi người sở hữu gương mặt hài hòa và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn, phòng tránh được các bệnh lý về răng miệng.

TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN NIỀNG RĂNG THẨM MỸ?

- Hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới hay còn gọi là hô.
- Hàm dưới nhô hơn nhiều ra so với hàm trên hay còn gọi là móm
- Răng quá nhiều, mọc chen chúc, răng mọc lệch lạc.
- Khớp cắn hở (răng hàm trên và hàm dưới cắn lại không khít nhau).
- Răng thưa hay bị hở nhiều.

Phương pháp niềng răng phổ biến ở Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA

ĐỘ TUỔI THÍCH HỢP ĐỂ NIỀNG RĂNG THẨM MỸ?

Niềng răng thẩm mỹ được áp dụng được cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, theo các Bác sĩ, độ tuổi lý tưởng nên niềng răng ở lứa tuổi từ 11-15 tuổi. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm tới sức khỏe răng miệng của con cái và thực hiện thói quen khám, chăm sóc răng định kỳ, chuẩn bị tâm lý cho con trẻ trước khi niềng răng và việc chăm sóc, tuân thủ yêu cầu điều trị trong quá trình niềng răng.

 Tham khảo: Chi phí niềng răng thẩm mỹ bao nhiêu?

Mặc dù vậy, ở độ tuổi nào bạn vẫn có thể niềng răng thẩm mỹ chứ không nhất thiết chỉ niềng răng từ độ tuổi nêu trên. Tuy nhiên, việc niềng răng được thực hiện ở lứa tuổi còn nhỏ sẽ mang lại hiệu quả hơn so với người niềng răng ở độ tuổi 40.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG THẨM MỸ

Có hai phương pháp niềng răng cơ bản là niềng răng cố định bằng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Niềng răng cố định được hiểu đơn giản là các mắc cài sẽ được gắn cố định vào răng trong suốt quá trình điều trị. Niềng răng cố định đạt hiệu quả cao và rất phổ biến nhờ mắc cài cố định có lực đều đặn, liên tục lên răng. Do đó kĩ thuật này dễ dàng đạt được tốc độ niềng răng nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

Niềng răng không mắc cài: là phương pháp niềng răng tiên tiến bằng những chiếc khay trong suốt được thiết kế riêng theo thông số cung răng của từng người. Tuy nhiên, niềng răng không mắc cài được áp dụng chủ yếu cho những trường hợp răng mọc khấp khểnh, hô, móm không đáng kể hoặc sai lệch khớp cắn nhẹ và chi phí cao. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là cải thiện nhiều về thẩm mỹ đối với những khách hàng không mong muốn đeo mắc cài.

CÁC LOẠI MẮC CÀI NIỀNG RĂNG THẨM MỸ

- Xét về mặt chất liệu, có 2 loại mắc cài niềng răng thẩm mỹ cơ bản mắc cài kim loại và mắc cài sứ.

- Xét về cấu tạo của mắc cài, có 2 loại mắc cài cơ bản là mắc cài thường (cổ điển) và mắc cài tự đóng (tự buộc).

- Xét về vị trí gắn của mắc cài, có 2 loại là mắc cài gắn mặt ngoài (phổ biến nhất) và mắc cài gắn mặt trong (mặt lưỡi).

Đọc tiếp: Bảng giá Nha Khoa MEDIKA - Công nghệ tiên tiến - Mức giá hợp lý

Mỗi loại mắc cài có những ưu điểm và hạn chế riêng, mức chi phí cũng khác nhau. Tùy theo từng trường hợp mà có sự lựa chọn loại mắc cài phù hợp. Chính vì vậy khi có ý định niềng răng thẩm mỹ, bạn cần đến khám tư vấn để Bác sĩ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn hợp lý, giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả như mong muốn.

Phương pháp niềng răng thẩm mỹ sắp xếp lại vị trí răng MEDIKA

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ VỆ SINH KHI THỰC HIỆN NIỀNG RĂNG THẨM MỸ

Trong thời gian niềng răng, việc ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với bình thường. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì để đảm bảo đủ chất mà vẫn không làm ảnh hưởng đến mắc cài. Chế độ ăn uống khi niềng răng nên tập trung vào những loại thực phẩm mềm, ít bám dính và ít đường.

- Thức ăn mềm, không cứng và không quá giòn dai sẽ tốt hơn cho răng miệng trong thời kỳ răng nhạy cảm này.
- Thức ăn ít cặn bám để tránh tồn đọng và mắc vào kẽ răng khó làm sạch sẽ dễ dẫn đến sâu răng.
- Thức ăn ít hoặc không đường là lý tưởng nhất cho răng trong thời gian chỉnh nha để tránh sâu răng.
- Thức ăn dính không tốt cho những người niềng răng vì loại thức ăn này có thể gây đau khi nhai: kẹo cao su, kẹo cứng, kẹo caramel, bánh kẹo dẻo.

Khi đeo khí cụ niềng răng, các loại thực phẩm đòi hỏi phải cắn mạnh như mía, bắp ngô, táo, sườn, đùi cánh gà,… thì không nên ăn. Nếu thực phẩm quá lớn thì nên cắt nhỏ vừa miếng để ăn, không nên cắn xé cả miếng lớn bằng răng.

Không chỉ thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khi niềng răng, chúng ta cần phải chú ý vệ sinh răng và chăm sóc răng miệng một cách khoa học như sau:

- Đánh răng cẩn thận bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn.

- Kết hợp làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thường xuyên giúp giảm sự lắng đọng mảng bám, thức ăn ở giữa các răng, mắc cài và dây cung.

Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ niềng răng thẩm mỹ bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua:

• Nha Khoa MEDIKA
• Hotline 1900 65 66
• 262 Đường 3/2, phường 12, quận 10, TPHCM
Đặt lịch hẹn